Quy định về thủ tục hoà mạng các dịch vụ viễn thông Viettel
Lần cập nhật gần nhất: 23/10/2024
Thủ tục hoà mạng thuê bao cố định (TBCĐ)
Với cá nhân là người Việt Nam :
Với cá nhân là người nước ngoài :
Thủ tục sau bán :
Thủ tục hoà mạng cho thuê bao trả trước (TBTT)
Với cá nhân là người Việt Nam :
– Quy định về giấy tờ: Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (TCCCD) bản gốc và bản photo chính chủ, có thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
– KH phải đủ từ 14 tuổi trở lên (tính theo năm). Ví dụ khách hàng sinh ngày 10/10/2000 thì ngày 01/01/2014 được tính là đủ 14 tuổi mà không phải chờ đến ngày 10/10/2014). Trường hợp khách hàng dưới 14 tuổi thì phải có bố mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật đứng ra bảo lãnh đăng ký (bố mẹ sẽ đứng tên chủ thuê bao).
– Quy định phí thanh toán khi hòa mạng: Phí hòa mạng ban đầu phụ thuộc theo từng bộ kit khác nhau.
– Quy định số lượng thuê bao: từ 04/10/2019 giới hạn tối đa 10 số thuê bao được đứng tên trên 1 số giấy tờ cá nhân, ( Áp dụng với KH Di động + Dcom)
– Giấy tờ thay thế CMND/ TCCCD (bản gốc và bản photo): Hộ chiếu cho công dân Việt nam còn thời hạn 10 năm đối với người có độ tuổi từ 14 trở lên. Hộ chiếu cho công dân nước ngoài có thời hạn lưu hành tại Việt Nam (Theo Điều 21 NĐ 136/2007/NĐ-CP).
– Lưu ý:
+ TH khách hàng dùng Hộ chiếu thay thế CMND thì sẽ nhập số CMND ghi trên hộ chiếu để đăng ký thông tin cá nhân cho KH.
+ Chủ thuê bao là cá nhân phải trực tiếp đến ký Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ dưới sự giám sát của người bán hàng.
+KH đang sử dụng dịch vụ Viettel khi hòa mạng mới thuê bao di động trả trước vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu.
+ Từ ngày 07/07/2017, khi KH đến cửa hàng giao dịch làm thủ tục (đấu nối, đăng ký mới, hòa mạng, chuyển từ TBTT sang TBTS và ngược lại, chuyển nhượng hợp đồng) dịch vụ di động, nhân viên giao dịch sẽ chụp ảnh Khách hàng (chủ thuê bao) để lưu vào hồ sơ/hợp đồng dịch vụ
Với cá nhân là người nước ngoài :KH là cá nhân người nước ngoài có nhu cầu hòa mạng mới số TB Di động trả trước của Viettel, khi đi hòa mạng, KH cần mang theo giấy tờ và phí hòa mạng như sau:
– Quy định về giấy tờ: Hộ chiếu (bản gốc và bản phôtô) còn thời hạn lưu hành tại Việt Nam (Theo Điều 21 NĐ 136/2007/NĐ-CP)
– Quy định phí thanh toán khi hòa mạng: Phí hòa mạng ban đầu phụ thuộc theo từng bộ kit khác nhau.
– Quy định số lượng thuê bao: từ 04/10/2019 giới hạn tối đa 10 số thuê bao được đứng tên trên 1 số giấy tờ cá nhân, ( Áp dụng với KH Di động + Dcom)
– Lưu ý:
+ Chủ thuê bao là cá nhân phải trực tiếp đến ký Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ dưới sự giám sát của người bán hàng
+ Khách hàng đang sử dụng dịch vụ Viettel khi hòa mạng mới thuê bao di động trả trước vẫn phải xuất trình đầy đủ các thủ tục giấy tờ như với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ trả trước lần đầu
+ Từ ngày 07/07/2017, khi KH đến cửa hàng giao dịch làm thủ tục (đấu nối, đăng ký mới, hòa mạng, chuyển từ TBTT sang TBTS và ngược lại, chuyển nhượng hợp đồng) dịch vụ di động, nhân viên giao dịch sẽ chụp ảnh Khách hàng (chủ thuê bao) để lưu vào hồ sơ/hợp đồng dịch vụ.
Thủ tục hoà mạng dành cho thuê bao trả sau (TBTS)
Với cá nhân là người Việt Nam:
– Giấy tờ cần thiết khi hòa mạng: Khách hàng khi đi hòa mạng TBTS chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản gốc + photo không cần công chứng) chính chủ có thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. KH phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo năm, ví dụ khách hàng sinh ngày 10/10/1998 thì ngày 01/01/2016 được tính là đủ 18 tuổi mà không phải chờ đến ngày 10/10/2018).
– Quy định phí thanh toán khi hòa mạng: Phí hòa mạng mới : 60.000đ/thuê bao/lần, Chuyển đổi giữ sim: 0đ/thuê bao/lần, chuyển đổi sang trả sau có đổi sim : 25.000đ/lần
– Quy định số lượng thuê bao: Không giới hạn số lượng thuê bao mỗi cá nhân hay tổ chức đứng tên
+ Lưu ý:
– Cho phép địa chỉ thông báo cước có Tỉnh/TP khác Tỉnh/TP của cửa hàng nơi khách hàng đăng ký dịch vụ. Trong trường hợp này khách hàng phải đặt cọc, số tiền đặt cọc tùy theo chính sách quy định tại từng thời điểm cụ thể
– Trong trường hợp không có CMND, thẻ căn cước công dân thì có thể thay thế bằng Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực tính đến thời điểm hòa mạng (quản lý theo thông tin ghi trên hộ chiếu: số hộ chiếu, ngày sinh, ngày cấp, nơi cấp, quốc tịch)
– Từ ngày 07/07/2017, khi KH đến cửa hàng giao dịch làm thủ tục (đấu nối, đăng ký mới, hòa mạng, chuyển từ TBTT sang TBTS và ngược lại, chuyển nhượng hợp đồng) dịch vụ di động, nhân viên giao dịch sẽ chụp ảnh Khách hàng (chủ thuê bao) để lưu vào hồ sơ/hợp đồng dịch vụ
Với cá nhân là người nước ngoài :
– Giấy tờ cần thiết khi hòa mạng:
+ Hộ chiếu (còn thời hạn còn thời hạn lưu hành tại VN (Theo Điều 21 NĐ 136/2007/NĐ-CP).
+ Giấy bảo lãnh còn thời hạn của Đại sứ quán hoặc cơ quan, tổ chức, văn phòng đại diện nơi cá nhân công tác. Nội dung giấy bảo lãnh gồm: Xác nhận quốc tịch, nơi đang công tác tại Việt Nam và đảm bảo thanh toán cho người được bảo lãnh với Viettel trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng thanh toán cước cho Viettel.
– Quy định phí thanh toán khi hòa mạng: Phí hòa mạng mới : 60.000đ/thuê bao/lần, Chuyển đổi giữ sim: 0đ/thuê bao/lần, chuyển đổi sang trả sau có đổi sim : 25.000đ/lần-
Quy định số lượng thuê bao: Không giới hạn số lượng thuê bao mỗi cá nhân hay tổ chức đứng tên.
– Lưu ý chung:
+ Trường hợp Khách hàng không có giấy bảo lãnh, Khách hàng sẽ ký quỹ đàm thoại bằng hạn mức sử dụng (HMSD) tối thiểu theo quy định của dịch vụ di động là 1.000.000 đ. Trường hợp Khách hàng có nhu cầu sử dụng hạn mức lớn hơn 1.000.000 đồng/tháng Khách hàng thực hiện đặt cọc thêm số tiền bằng hạn mức KH có nhu cầu sử dụng. Khoản đặt cọc này sẽ được hoàn trả ngay sau khi KH chấm dứt hợp đồng và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cước phí
+ Từ ngày 07/07/2017, khi KH đến cửa hàng giao dịch làm thủ tục (đấu nối, đăng ký mới, hòa mạng, chuyển từ TBTT sang TBTS và ngược lại, chuyển nhượng hợp đồng) dịch vụ di động, nhân viên giao dịch sẽ chụp ảnh Khách hàng (chủ thuê bao) để lưu vào hồ sơ/hợp đồng dịch vụ.
Nguồn: Vietteltelecom.vn