5G là gì? Tổng quan về mạng 5G và ứng dụng mà công nghệ này mang lại
Lần cập nhật gần nhất: 18/10/2024
Gần đây, rất nhiều người bàn luận về công nghệ mạng 5G, nhất là khi Viettel – Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân Đội lớn nhất Việt Nam vừa công bố đã làm chủ được công nghệ này và đã triển khai thử nghiệm tại một số tỉnh thành trong thời gian vừa qua. Nhiều trang mạng đánh giá rằng, công nghệ 5G này sẽ tạo ra sự đột phá cho nhân loại, liệu có đúng như vậy không? Mà 5G là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
5G là gì? Khác gì so với 4G, 3G hoặc 2G?
Thật ra tên gọi mạng 5G (5th Generation) không nói lên điều gì đặc biệt cả, nó chỉ đơn giản là thứ tự các công nghệ mạng không dây theo thời gian, trước 5G chúng ta có 4G, 3G, 2G và công nghệ mạng 1G chắc rất ít người nghe tới. Khi phát minh ra 1G và lần đầu tiên áp dụng tại Nhật Bản năm 1979 chúng ta chỉ có thể dùng để gọi điện không dây, đến 2G phát minh năm 1992 tại Phần Lan chúng ta có thể gửi thêm tin nhắn văn bản SMS và 9 năm sau nữa đến năm 2001 thì 3G chính thức xuất hiện, đây là sự thay đổi cực kỳ lớn trong lĩnh vực truyền thông, bởi vì với 3G thì việc gọi điện hay gửi tin nhắn SMS nó chỉ còn là “kỷ niệm”, 3G cho phép chúng ta gửi cả email, hình ảnh hoặc thậm chí cả video clip,…
Tốc độ mạng của 3G cũng khá cao ước tính khoảng 1 – 8MBPS/s, mà các bạn lưu ý MBPS khác với Mbps nhé. Ví dụ, người ta ghi tốc độ mạng là 1,6Mbps/s nhưng khi bạn dowload thì được tầm 200KBps/s đó là bởi vì 1byte = 8bit, vậy nên 200KBps thì sẽ tương ứng với 1600Kbps hay 1,6Mbps mỗi Mbps tương ứng với 1024 Kilobit, đó là 3G.
Tiếp theo là 4G, được áp dụng lần đầu vào năm 2009, mạng 4G tương tự như 3G nhưng có tốc độ nhanh hơn khoảng 3 lần tức là 15Mbps/s với tốc độ này chúng ta hoàn toàn có thể xem viedeo full HD mà không lo bị giật lag, mà nếu có bị giật lag là do một số web server bị chậm mà thôi, các bạn chịu khó tìm thỉ sẽ thấy nhiều web phim full HD rất là mượt nhưng mà đừng nghĩ bậy nhé 😉
Và cho đến 2020 thì 5G xuất hiện, vậy 5G là gì? Khác hẳn với 4G, 5G sẽ tạo ra sự đột phá, các nhà nghiên cứu cho rằng tốc độ của 5G có thể gấp 100 lần so với 4G, tuy nhiên điều đó thì chưa được kiểm chứng trong thực tế. Tới thời điểm hiện tại, chưa có nhiều nơi áp dụng công nghệ 5G vào đời sống, ngoài ra 5G có độ delay (độ trễ mạng) cực kỳ thấp, nhanh hơn tới 50 lần so với 4G.
Delay là gì? Thì nó là tốc độ phản hồi, để dễ hiểu thì các bạn hãy tưởng tượng nếu bạn tát 1 cái cây thì phải cả tiếng sau nó mới kêu “ui da đau quá” thì đó là độ delay cao, nhưng nếu bạn tát đứa bạn thân mà xem nó sẽ phản ứng y hệt như 5G, tay bạn chưa kịp vào mặt đối phương thì mặt bạn có thể đã méo sệt, 1 bàn tay in trên má và kèm theo câu “nhờn với chụy à?”.
Công nghệ mạng 5G có ưu điểm gì?
Khác với 4G và 3G cũ kỹ, 5G có tần số hoạt động rất cao lên tới hàng chục GHz gấp 10 – 20 lần so với 4G, nhưng tần số cao thì tỉ lệ nghịch với bức sóng, vậy nên bức sóng của 5G rất ngắn mà rất ngắn thì khả năng đâm xuyên rất kém, các bạn thủ nghĩ mà xem cái gì mà dài thì đâm cũng tốt hơn, mà do đâm xuyên kém, bị hạn chế bởi các vật thể trong mối trường sống của chúng ta như tường nhà, cây cối,… Nên muốn áp dụng được mạng 5G thì các nhà mạng sẽ phải lắp cực kỳ nhiều các đầu thu phát, chứ không phải chỉ là 1 cột sóng điện thoại cao lêu nghêu như bây giờ, mà lắp nhiều thiết bị phát cộng với tốc độ nhanh, truyền dữ liệu nhanh thì 5G có thể đáp ứng được nhiều thiết bị kết nối hơn, như 4G chỉ là 2000 thiết bị mỗi km2 thì 1 triệu thiết bị mỗi km2 sẽ là con số mà 5G có thể đạt được, nghĩa là khi bạn đi xem bắn pháo hoa nơi có cả nghìn người cùng livetreams bằng điện thoại thì với 5G bạn sẽ chẵn phải lo chuyện giật lag nữa, kể cả có tới 999.999 người thì nó vẫn chấp hết.
Ứng dụng mạng 5G trong tương lai
Với những tiềm năng của 5G như vậy, ứng dụng vào đời sống là cực nhiều, khi mà độ delay gần như bằng 0 thì người ta có thể nghĩ tới việc phẫu thuật bằng robot từ xa, hãy tưởng tượng bạn điều khiển con dao robot đi sâu vào trong bụng bệnh nhân, màn hình hiển thị đã vào 10cm nhưng thực tế nó đã vào tới 20cm, việc hiển thị trên màn hình mới 10cm là do thông tin bị chậm, mà thấy màn hình mới báo 10cm bạn lại đẩy thêm 1 tí nữa thế là thực tế nó đã vào tới 30cm thủng cả bụng bệnh nhân rồi. Vậy nên, nếu không có độ delay thì mọi thứ sẽ rất chân thực.
Rồi thì với mạng 5G người ta sẽ phát triển xe tự động, nhà thông minh, camera khắp mọi đường phố, bởi vì vấn đề truyền dữ liệu không còn là rào cản thì việc áp dụng công nghệ vào đời sống sẽ phát triển hơn rất nhiều, thậm chí còn có ý tưởng như phát triển ứng dụng điện thoại mà khi bạn mở camera của ứng dụng đó lên quay về phái một góc phố, trên màn hình sẽ tự động các nhà hàng, nhà nghĩ, tạp hóa, hiển thị luôn mức giá và đặc biệt nhất là hiển thị luôn cả mức giảm giá của mỗi cửa hàng, hoặc ý tưởng khác là người ta sẽ đưa các phần mềm nặng đến máy chủ, lúc đó máy tính cấu hình yếu hay cấu hình mạnh sẽ chẵn quan trọng nữa bởi vì bạn sẽ làm việc với phần mềm trực tuyến trên máy chủ, khả năng xử lý siêu cao, máy bạn chỉ dùng để tải lên/tải xuống dữ liệu thôi, nghe thật sự rất hấp dẫn.
Vậy chúng ta có thể thấy, ứng dụng của mạng 5G là vô cùng nhiều, hy vọng rằng thông tin này sẽ giải đáp thắc mắc của những bạn chưa biết về mạng 5G là gì? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại trong những bài viết chia sẽ kiến thức tiếp theo nhé!